Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Chum tương ngày mùa
Con gái lấy chồng xa, vào mùa rau muống, mẹ gửi lên cho một chai tương, giữ như thuốc quý.

 


Tương của mẹ bao giờ cũng có mùi thanh nhẹ, nước sánh vàng như mật, ngọt và không bị mặn. Khi ăn không cần nêm mì chính hay đường. Nếu muốn có vị đậm đà, chỉ cần dầm thêm một lát ớt nhỏ. Chỉ thế, nhưng bát tương dù rót đến lưng lưng, độc diễn rau muống dầm cà mà vợ chồng cũng ăn hết veo, thức ăn thế nào cũng ế.


 


Có những hôm quá tay, rót thừa nước chấm, nếu là mắm hay xì dầu thì đổ tuột là xong, riêng tương, thể nào cũng có một người xin “cố”. Một sêu cơm nhỏ, chan tương ăn không, chẳng bổ béo gì mà ngon miệng lạ lùng.


 












Ảnh minh họa: Internet


 


Hết bữa, nhất là vào những đêm hè nóng như đổ lửa, vợ bao giờ cũng chống đũa thèm thuồng, nhớ những bữa cơm tương cà cồn cào gan ruột. Mùa nắng thế này, ở nhà mẹ bao giờ cũng trải chiếu ra đầu hè ăn tối. Bữa ăn dù có thịt thà cá mắm thế nào cũng không thể thiếu một bát tương và đĩa cà. “Tương cà gia bản” theo các con mẹ đến tận giờ. Cả nhà bốn người, vừa ăn vừa chuyện trò rôm rả. Thỉnh thoảng cậu út lại hếch mũi, hoa cau nồng nàn vào buổi tối, đi đâu cũng không kiếm lại được không khí yên bình ấy.


 


Những ngày mẹ làm tương bao giờ cũng phải chờ đủ hai đứa ở nhà, nếu không muốn chị em tị nạnh. Bố mẹ chẳng để con thiếu thứ gì nhưng vẫn cứ thích ngồi chờ mẻ đỗ tương đầu tiên mẹ rang. Những hạt đỗ tròn căng, vục vào mát lịm tay phải xóc nảy trên chảo cả tiếng đồng hồ mới dậy mùi thơm.


 


Khi mẹ rang đỗ, hai đứa biết điều không dám dở trò gì làm mẹ phân tán. Bởi vì thứ đỗ ấy, chỉ có thể chín trên lửa củi liu riu, tuyệt đối không được sống, không được cháy. Mẻ đỗ đầu tiên bao giờ cũng vơi đi một nửa trước con mắt hau háu của hai đứa con.


 


Mỗi đứa thủ sẵn một phễu giấy nhỏ, xúc thật đầy rồi mới yên tâm lên nhà ngồi học. Gió tầng hai mát rượi, chị em tí tách nhai đỗ tương thơm giòn và ngồi đố nhau mai có nắng to không?


 


Chum tương của mẹ thành hay bại phụ thuộc rất nhiều vào cái nắng. Đủ nắng thì tương thơm, ngọt, hôm nào phải trời râm râm, tương không chua cũng úng. Từ lúc mẹ ủ tương, tối buồn ngủ cỡ nào chị em cũng nhắc nhau che chum tương để tránh mưa, tránh sương. Sáng ra, mặt trời lên, thì hả ra lấy nắng.


 


Tương ủ khoảng ba tuần thì ăn được. Ngày đầu tiên ăn tương mới, chả ai bảo ai, hai đứa con đều nhắc bố: tối nay đừng ăn cơm khách vì mẹ sẽ luộc thịt ba chỉ chấm tương! Thằng út quen thói chấm thịt bằng tương, cứ phải lật đi lật lại miếng thịt hai ba lần trong bát chấm ăn mới đã miệng, sau này, khi phải chấm mắm, lỡ đưa lên mặn chát nó lại ngẩn mặt ra: mùa này có tương chưa chỉ?


 


Tương của mẹ chấm rau luộc là nhất. Đứng đầu bảng là rau muống, rau dền. Nhưng vào buổi nhỡ bữa, những loại rau tập tàng chan chát trong vườn cứ hái bừa về, luộc ào lên mà chấm tương, thêm quả cà muối xổi cũng hết vài ba bát cơm như thường. Buổi chiều xâm xẩm tối, khi chưa đến bữa mà đồ ăn vặt không sẵn, cứ xúc bát cơm nguội chan tương là đứa nọ nhìn đứa kia quẹt mỏ thèm thuồng.


 


Quê mẹ gần làng Vũ Đại, kho cá, nấu cá mà thiếu một chút vụn đỗ ở cuối vò tương thì món ăn “chưởn” hẳn. Con gái mẹ nghén, ngửi mùi thức ăn đã sợ. Thế là suốt ba tháng ròng chỉ cầm cự bằng cơm trắng chan tương. Mùi thơm, vị ngọt nhẹ hơi chua, độ mặn vừa phải của tương không hiểu sao lại rất hợp vị giác bà bầu.


 


Cháu mẹ lớn lên với tương chan buổi sáng, tương chấm rau luộc buổi trưa, tương nấu canh thay mắm vào buổi tối mà sinh ra cũng rắn rỏi, bụ bẫm như ai. Rể của mẹ mới chấm tương lần đầu đã nghiện ngay, ra sức nịnh bà làm tương quanh năm ăn thay nước mắm cho lành.


 


Đến giờ, mấy đứa cũng không giải thích được sao mẹ không làm tương vào mùa đông, mùa gió mà chỉ làm vào những ngày đầu mùa nắng, khi nhà nông bắt đầu vụ gặt. Chỉ có một cách lý giải là vì nó liên quan đến những kỷ niệm về bà ngoại...


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây (10-04-2024)
    Du khách Hàn Quốc 'phải lòng' bãi biển cát mịn và làn nước trong xanh của Việt Nam (02-04-2024)
    Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (02-03-2024)
    Quảng Bình: Những con số 'biết nói' ở làng du lịch tốt nhất thế giới (18-02-2024)
    Báo Australia nêu '9 điều tuyệt vời nhất nên làm ở Việt Nam' (01-02-2024)
    Hơn 90.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến Lễ hội Tết Việt (21-01-2024)
    Kinh nghiệm du lịch Bãi Sao Phú Quốc (08-01-2024)
    Hoa kiểng Sa Đéc mang lại hơn 6.000 tỉ đồng cho tỉnh Đồng Tháp (30-12-2023)
    Tàu Diamond Princess đưa khách du lịch trở lại Cố đô Huế (11-12-2023)
    Tà Xùa - Một trong những thiên đường săn mây đẹp nhất miền núi phía Bắc (11-12-2023)
    Chương trình quảng bá 'Miền Di sản Diệu kỳ' hứa hẹn thu hút du khách Malaysia (23-10-2023)
    Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc (28-09-2023)
    Phố đi bộ đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội: Địa điểm check-in mới toanh cho giới trẻ (13-09-2023)
    Cặp bánh trung thu lớn nhất Việt Nam sẽ xuất hiện ở Festival Chí Linh – Hải Dương 2023 (11-09-2023)
    Thành phố nào của Việt Nam lọt top được yêu thích nhất châu Á năm 2023? (29-07-2023)
    3 điểm đến ở Việt Nam vào danh sách nơi tránh nóng lý tưởng ở châu Á (26-07-2023)
    Tạp chí Hàn Quốc nêu 5 lý do nên đến Nha Trang trong Hè này (24-07-2023)
    Câu chuyện ly kỳ của người đàn ông miền sơn cước tìm ra hang động lớn nhất thế giới (22-07-2023)
    Du khách reo hò khi bất ngờ gặp 'điềm may' cá nhám voi ở biển Kỳ Co - Eo Gió (20-07-2023)
    Người đàn ông 30 năm miệt mài xé quần jeans (20-07-2023)

Các bài viết cũ:
    “Ngủ duông” - nét đẹp trong hôn nhân người Cơ Tu  (04-05-2011)
    Đặc sản mắm cá lóc An Giang  (02-05-2011)
    ĐỖ DUY NGỌC hồi ký (phần kết) (26-04-2011)
    ĐỖ DUY NGỌC hồi ký (phần 3) (26-04-2011)
    ĐỖ DUY NGỌC hồi ký (phần 2) (26-04-2011)
    ĐỖ DUY NGỌC hồi ký (phần 1) (26-04-2011)
    Xuôi về Cà Mau ăn món trứng mực (17-04-2011)
    Khoái khẩu dê núi cố đô (17-04-2011)
    Lòng thả xứ Quảng - ăn và nhớ (28-03-2011)
    Ốc cừ hấp gừng (27-03-2011)
    Dân dã nhái đồng (25-03-2011)
    Một thời rau lang (23-03-2011)
    Lên Tây Bắc thưởng thức cá trê kho thập cẩm (21-03-2011)
    Dân dã cá mờm (16-03-2011)
    Bánh đa làng Kế (15-03-2011)
    Cơm hấp nước dừa (14-03-2011)
    Những món "đặc sản" quê dân dã mà ngon (14-03-2011)
    Món ngon không thể bỏ qua khi tới Huế (12-03-2011)
    Nhớ kẹo lạc quê nhà (11-03-2011)
    Bánh canh bột lộn (09-03-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152812521.